Quốc đảo Sư tử được biết đến là nơi hội tụ của nhiều nền văn hoá trong đó sự ảnh hưởng lớn nhất đến từ Trung Hoa, vậy phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Singapore có khác gì với Việt Nam không? Hãy cùng khám phá những điều thú vị trong phong tục đón Tết nguyên đán ở Singapore trong bài viết dưới đây nhé!

 phong tuc don tet singapore     

Phong tục đón Tết Nguyên Đán của người dân Singapore

Tết Nguyên Đán của Singapore vào ngày nào?

Singapore ăn Tết cổ truyền theo phong tục của người Trung Quốc, có lẽ vì phần đông dân số của quốc đảo Sư Tử là người gốc Hoa.  Tết Nguyên Đán ở Singapore giống với tết âm lịch tại Việt Nam vào mùng 1 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Trước Tết, người dân Singapore cũng có phong tục dọn dẹp và trang trí nhà cửa, đường phố để chào đón năm mới trong không khí vui tươi ngập tràn sắc đỏ và vàng, ngụ ý mang nhiều may mắn và tài lộc. Vào ngày Tết người dân Quốc đảo sẽ nấu các món ăn truyền thống và tham gia nhiều lễ hội đặc sắc được tổ chức. 

trang tri duong pho ngay tet singapore

Singapore trang trí đường phố vào ngày Tết Nguyên Đán

Phong tục đón Tết cổ truyền của người dân Singapore

1. Đưa ông Táo về Trời

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến Ông Táo hay còn gọi là Táo Quân trong những câu chuyện cổ tích dân gian tại Việt Nam. Thần Táo quân là một trong tín ngưỡng dân gian không chỉ ở Việt Nam mà còn có ở Singapore. Vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, người dân Singapore sẽ tổ chức lễ cúng ông Công, ông Táo giống với Việt Nam. Họ sẽ đốt hình nộm ông Táo và làm một mâm cơm cúng đưa ông Táo về trời. Tuy nhiên, khác với Việt Nam, người Singapore sẽ bôi một chút đường, mật ong và rượu lên môi của hình nhân, với quan niệm Táo Quân khi cưỡi cá chép hoá rồng lên Thiên Đình sẽ báo cáo lên Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp nhất, giúp gia chủ có thể gặp nhiều may mắn trong năm mới.

dua ong tao ve troi

Phong tục đưa ông Táo về trời 

2. Mâm cơm đầu xuân và lì xì đón lộc

Tết Nguyên Đán của Singapore là một trong những dịp lễ lớn tại Singapore, đây là thời điểm mà mọi thành viên trong gia đình dù ở xa bao nhiêu cũng sẽ quay về tụ họp, cùng nhau thưởng thức bữa cơm gia đình và gửi nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

mam com dau năm

Mâm cơm đầu năm của người Singapore

Không chỉ có người thân mới chúc nhau ngày Tết mà họ hàng hay hàng xóm, bạn bè khi ghé thăm cũng sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Trẻ em sẽ được người lớn lì xì, mừng tuổi hoặc thưởng quà bánh để chúc các em học giỏi mau ăn chóng lớn.

3. Tặng quýt với ý nghĩa sung túc 

Nếu như người Việt Nam trang trí mâm ngũ quả ngày Tết, thì người Singapore lại ưa chuộng quýt hoặc thơm (dứa). Theo họ, quýt có màu cam rực rỡ nếu theo tiếng Quảng Đông có nghĩa là vàng thể hiện sự sung túc. Do đó, vào những ngày đón năm mới người Singapore không trưng bày hoa đào, hoa mai mà chọn cây quýt để trang trí trong nhà hay nơi làm việc. 

tang quyt cau mong sung tuc

Biếu tặng quýt cầu mong sung túc

Người Singapore còn tặng quýt cho người thân và bạn bè với ý nghĩa mang nhiều tài lộc, may mắn cho người nhận. Bên cạnh đó, họ còn có phong tục tặng đồ đôi hoặc số chẵn nhưng kiêng số 4 vì sẽ gặp nhiều điều xui xẻo trong cả năm. Nếu tặng quà lì xì cũng sẽ theo cặp và bỏ trong bao đỏ kèm theo socola. 

Ngoài ra, người dân Singapore cũng rất ưa chuộng trái thơm hay còn gọi là dứa vào những ngày Tết ở Singapore. Theo tiếng Phúc Kiến thì dứa giống với từ “vượng lai”, nghĩa là phú quý. Họ không bày nguyên cả quả mà sẽ sử dụng để làm nhân bánh đãi khách vào dịp Tết. 

Những món ăn truyền thống trong Tết Nguyên Đán ở Singapore

Yumcha là một món ăn có ý nghĩa là cầu cho một năm mới đầy may mắn và thành công. Đây là món điểm tâm gồm các loại bánh bao, dimsum, bánh cuốn, thịt viên, bánh ngọt, … Mỗi nguyên liệu để làm món Yumcha sẽ có những ý nghĩa riêng. Chẳng hạn như, gạo nếp tượng trưng có sự dung hòa đất trời, hạt sen sung túc và nhiều của cải hay thịt và rau có ý nghĩa sum vầy, … 

mon an truyen thong yumcha

Món Yumcha ở Singapore

Tết nguyên đán ở Singapore còn có món gỏi Yusheng là một món ăn quan trọng không thể thiếu trong mâm cỗ hay các bữa tiệc đầu năm. Món gỏi này bao gồm bảy loại nguyên liệu là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở với sự vĩnh cữu. Các nguyên liệu là cá hồi, đu đủ, bào, khoai môn bào, … Món ăn này được ăn cùng với nước sốt đặc trưng của người Singapore.

mon goi thinh vuong

Gỏi Yusheng – Gỏi thịnh vượng

Hy vọng với những thông tin về phong tục ngày Tết Nguyên Đán ở Singapore trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nét văn hóa đặc sắc của Quốc đảo Sư tử vào dịp năm mới. Nếu có cơ hội du học Singapore và trải nghiệm cuộc sống tại đây, đừng quên khám phá những văn hoá độc đáo tại Đảo quốc xinh đẹp này nhé.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Xem thêm:

Du học Singapore ngành Nhà hàng Khách sạn

Du học Singapore ngành Khách sạn nâng cao

Du học Singapore ngành Logistics 

Du học Singapore ngành Logistics nâng cao 

Du học Singapore ngành Quản trị Kinh doanh

Du học Singapore ngành Quản trị Kinh doanh nâng cao 

Du học Singapore ngành Kinh doanh Khách sạn 

Du học Singapore ngành Kinh doanh Logistics