Được biết đến như một nghề “hái ra tiền” trong thời đại công nghệ số, Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng không chỉ mang đến nguồn thu nhập “khủng” mà còn mang lại nhiều vị trí công việc đa dạng cho các nhân sự khi theo đuổi ngành nghề này. Cùng Học viện STEi điểm qua các vị trí công việc và lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực Logistics qua bài viết dưới đây.

lo-trinh-thang-tien-nganh-logistics-chuoi-cung-ung 

Lộ trình thăng tiến trong ngành Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng

“Điểm danh” các vị trí công việc trong ngành Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng

Theo học ngành Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng, sau tốt nghiệp bạn có thể làm việc ở đa dạng các vị trí như sau:

  • Nhân viên hải quan (Custom Clerk): nhân sự phụ trách việc kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu, đảm bảo giấy tờ phải hợp lệ, đúng pháp luật. Kiểm tra và phân luồng hàng hoá, đảm bảo hàng hoá hợp pháp; thực hiện các hoạt động khai báo trên phần mềm hải quan; hướng dẫn nhân viên hiện trường làm những thủ tục cần thiết để thông quan hàng hoá.
  • Nhân viên hiện trường (Operation Staff): là những người trực tiếp đi đến các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để làm các thủ tục thông quan và nhận hàng từ các công ty vận tải. Nhân viên hiện trường thường làm việc nhiều nhất cho các công ty Forwarder và các công ty dịch vụ khai báo Hải quan.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer Service): nhân viên dịch vụ khách hàng trong ngành Logistics không chỉ đơn thuần là người tư vấn, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá cho khách hàng mà còn đòi hỏi nhân sự phải liên tục nắm bắt thông tin về tình trạng hàng hoá trong thời gian vận chuyển để cập nhật liên tục cho khách hàng. Nhân viên dịch vụ khách hàng sẽ có hai vai trò chính: làm việc với khách hàng để đặt chỗ, lên kế hoạch cho việc vận chuyển hàng theo yêu cầu; làm việc với người giao hàng: chuẩn bị và gửi đơn đặt hàng cho người giao hàng và chủ động giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc quản lý lô hàng đó.
  • Chuyên viên thanh toán quốc tế (International payment specialists): là người chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch quốc tế như phối hợp với các bộ phận tiếp nhận chứng từ, phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, phát hành, … và các giao dịch khác liên quan tới dịch vụ thanh toán quốc tế của khách hàng. Tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trong quá trình giao dịch.
  • Nhân viên giao nhận vận tải (Forwarder): là người chịu trách nhiệm tất cả các khâu trong việc chuyển thư từ, kiện hàng hay hàng hoá. Công việc của nhân viên giao nhận có thể tóm gọn như sau: tiếp nhận và xử lý thông tin lô hàng; lấy giấy uỷ quyền tại hãng tàu, đại lý; thu xếp, điều động xe hỗ trợ vận chuyển; hỗ trợ tư vấn cho khách hàng để đưa đến giải pháp tối ưu; theo dõi tiến độ giao hàng.
  • Chuyên viên thu mua (Purchasing Staff): là người đảm bảo các nguyên vật liệu và dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất của công ty được mua từ các nhà cung cấp uy tín. Điểm mấu chốt của chuyên viên thu mua là phải tìm được giá trị tối đa cho công ty thông qua việc thoả thuận thời gian và chi phí với nhà cung cấp.
  • Nhân viên Cảng (Port Staff): là người chịu trách nhiệm điều phối các container lên tàu hoặc từ tàu xuống cảng. Công việc của nhân viên cảng có thể tóm gọn như sau: kiểm tra an toàn lao động, công cụ xếp dỡ trước khi đưa vào làm hàng; bố trí phương tiện thuỷ ra vào hợp lý; điều động phương tiện, công nhân bốc xếp; chịu trách nhiệm trong ca trực, báo cáo nhật ký làm hàng trong ca trực, lập biên bản sự việc khi có sự cố xảy ra trong ca.
  • Nhân viên chứng từ (Document Staff): là người tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ hàng nhập, xuất được chở trên tàu do các công ty khai tác và Forwarder yêu cầu. Bộ phận này có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của chứng từ về hàng hoá xuất – nhập khẩu trên tàu trước khi thông quan, đảm bảo việc giao hàng cho khách hàng tuân thủ theo đúng quy trình và thủ tục pháp lý.
  • Nhân viên Kinh doanh (Sales): đây là bộ phận bán hàng và sản phẩm được mang ra bán là dịch vụ vận chuyển. Nhân viên Sales có đặc thù là luôn tiếp xúc với khách hàng, luôn phải biết cách làm thế nào để tiếp cận và thúc đẩy hành vi mua hàng nhiều nhất.
  • Nhân viên Kho bãi, Cung ứng (Warehouse Staff): là bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Nhân viên vận hành kho là người sắp xếp lịch các tuyến giao hàng hợp lý, khoa học, tiết kiệm và đúng thời hạn. Là bộ phận giải đáp cho các câu hỏi: sản phẩm được lấy ra từ đâu, lấy bao nhiêu, kho hàng xa trung tâm thì phân phối như thế nào, vận chuyển hàng hoá ra sao, …

da-dang-vi-tri-nganh-logistics

Đa dạng vị trí làm việc sau tốt nghiệp dành cho sinh viên ngành Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng

Lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng

Để thăng tiến trong lĩnh vực Logistics, bên cạnh kiến thức chuyên môn thì kỹ năng và kinh nghiệm thực tế là những yếu tố quan trọng giúp bạn “tiến thân” trong nghề. Đặc biệt thông thạo tiếng Anh và nhạy bén khi xử lý công việc sẽ giúp bạn sớm đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Dưới đây là lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng bạn có thể tham khảo.

  • Nhân viên Logistics (Logistics Officer): vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vị trí này ngay khi vừa tốt nghiệp. Mức lương khởi điểm cho nhân viên Logistics cũng khá cao so với mặt bằng chung.
  • Giám sát Logistics (Logistics Supervisor): bạn có thể được cất nhắc lên vị trí này khi đã có trong tay 1 – 2 năm kinh nghiệm, tuỳ công ty mà bạn sẽ phụ trách vị trí giám sát hoặc thăng tiến trực tiếp lên vị trí quản lý.
  • Quản lý Logistics (Logistics Manager): để lên vị trí quản lý, bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng kỹ năng tiếng Anh lưu loát. Mức lương ở vị trí này cũng rất cao tuỳ thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp.
  • Giám đốc Logistics (Logistics Director): là người đứng đầu, quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics trong công ty, nhân sự phải nằm lòng nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm. Nhiều công ty không có vị trí này mà chuyển thẳng lên thành Giám đốc Chuỗi cung ứng.
  • Giám đốc Chuỗi cung ứng (Supply Chain Director): Là người sẽ phụ trách tất cả các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng, không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế. Trách nhiệm cao, đòi hỏi cũng nhiều nhưng mức lương bạn nhận được là hoàn toàn xứng đáng.

Tham khảo:

Nếu bạn hứng thú với mảng Logistics, mong muốn thử thách bản thân ở ngành học “mới mẻ” này, hãy liên hệ ngay với Học viện STEi để cập nhật những thông tin mới nhất về du học Singapore cũng như cơ hội đến gần hơn với ngành học yêu thích của bạn nhé!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Xem thêm:

Du học Singapore ngành Logistics

Du học Singapore ngành Logistics nâng cao

Du học Singapore ngành Nhà hàng Khách sạn

Du học Singapore ngành Khách sạn nâng cao

Du học Singapore ngành Quản trị Kinh doanh

Du học Singapore ngành Quản trị Kinh doanh nâng cao 

Du học Singapore ngành Kinh doanh Khách sạn 

Du học Singapore ngành Kinh doanh Logistics