Không chỉ là một khu phố mang đậm nét văn hoá của những người Trung Hoa đầu tiên đến Singapore, khu Chinatown còn là di sản lớn của quốc đảo Sư tử bởi sự độc đáo, phong phú về văn hoá và bảo vật kiến trúc. Quy mô của Chinatown có vẻ sẽ làm bối rối nhiều du khách lần đầu đến đây, nhưng với cẩm nang hướng dẫn tham quan Chinatown từ A-Z, STEi đảm bảo sẽ giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ địa điểm hấp dẫn nào khi đến du lịch hay du học Singapore nhé!

Cẩm nang du lịch ChinaTown Singapore

I. Đôi nét về khu phố Chinatown Singapore

Chinatown bắt đầu nhen nhóm hình thành tại Singapore vào năm 1821, khi những thương lái từ Phúc Kiến cập cảng Singapore. Họ đã cho xây dựng nhà cửa, sinh sống và buôn bán xung quanh khu vực phía Tây của sông Singapore, và từ đó trở thành một trong những phố người Hoa lâu đời nhất thế giới. 

Chinatown Singapore

Khu phố người Hoa này nằm ở Outram, thuộc khu trung tâm thành phố Singapore. Đây là khu phố lịch sử có diện tích lớn nhất tại Đảo quốc Sư tử bao gồm 4 tiểu khu: 

  • Kreta Ayer: Con đường Smith nằm trong Kreta Ayer là “thiên đường ẩm thực” với rất nhiều món đường phố đặc sắc của Singapore;
  • Telok Ayer: khu vực lâu đời nhất của Chinatown với nhiều ngôi đền cổ từ thế kỉ 19;
  • Bukit Pasoh: khu dân cư hiện đại, tập hợp các khách sạn, quán cà phê, quán bar và khu trưng bày nghệ thuật đương đại;
  • Tanjong Pagar: khu bán buôn sầm uất và trung tâm ăn uống ngoài trời Maxwell.

II. Những điểm tham quan nổi bật tại khu phố Chinatown

Chinatown là khu phố với sự pha trộn giữa màu sắc cũ và mới, những con hẻm mang dấu tích thời gian, những người bán hàng rong với tiếng rao khàn khàn, … Có lẽ bạn phải mất đến vài ngày mới có thể lang thang hết những con phố nhỏ của Chinatown Singapore đấy. Vậy tham quan gì tại Chinatown Singapore để khám phá hết những điều thú vị nhất tại đây? Hãy tham khảo những điểm đến nổi bật nhất dưới đây nhé:

1. Bảo tàng Trung tâm Di sản Chinatown (Chinatown Heritage Centre)

- Địa chỉ: số 48 đường Pagoda, Chinatown Singapore

– Giờ mở cửa: 9h – 20h

– Giá vé tham khảo: Người lớn 18 SGD, trẻ em 14 SGD

Bắt đầu hành trình đến Chinatown Singapore, không gì hoàn hảo hơn bằng việc ghé thăm Bảo tàng Trung tâm Di sản để tìm lại lịch sử nguyên bản nhất tại nơi đây. Tại đây, bạn như được lên cỗ máy thời gian để tự mình chứng kiến và cảm nhận những bước đi lịch sử từ khi hình thành, hoàng kim, suy thoái và tái phát triển như ngày nay của khu phố này. Bảo tàng được chia làm 6 gian phòng với các mô hình tái hiện không gian, nhân vật, đồ dùng và thậm chí là mùi hương đặc trưng của Chinatown.

Bảo tàng Trung tâm Di sản Chinatown (Chinatown Heritage Centre)

2. Đền thờ Sri Mariamman

– Địa chỉ: 244 đường South Bridge, Chinatown Singapore

– Giờ mở cửa: Sáng: 7h – 12h; Tối: 18h – 21h

– Vào cửa tự do

Sri Mariamman là khu đền Hindu lâu đời nhất tại Singapore, được xây dựng từ năm 1872 để thờ nữ thần Mariamman, vị thần có quyền năng chữa khỏi bệnh tật. Khi bạn đến thăm khu đền, hãy chú ý đến sự trang trí công phu và tỉ mỉ từng chi tiết bên trong và bên ngoài của khu đền nhé!

Tháp Gopuram là một địa danh nổi tiếng với nhiều thế hệ người theo đạo Hindu cũng như người Singapore. Sáu tầng của Gopuram được bao phủ bởi các tác phẩm điêu khắc của các vị thần và các nhân vật thần thoại. Các chi tiết nhỏ với nhiều loại hoa văn tươi sáng và sống động làm cho khu đền Sri Mariamman trở nên thú vị vô cùng bắt mắt.

Sri Mariamman là ngôi đền nổi tiếng của người Hindu

Hai bên của tháp Gopuram là hai vị thần Tamil quan trọng: Murugan ở bên phải và Krishna ở bên trái. Trong đó, Murugan (hay còn có tên là thần Subramaniam), đại diện cho quyền lực, sức mạnh, tuổi trẻ và cũng là vị thần chống lại ác quỷ, bảo hộ người Tamil; còn Krishna là vị thần của lòng trắc ẩn, dịu dàng và tình yêu.

 

Tượng thần Krishna tại đền thờ Sri Mariamman, Singapore

Tượng thần Murugan ở bên phải tháp Gopuram

Chiêm ngưỡng tháp Gopuram sáu tầng uy nghi

Ngôi đền có kiến trúc vô cùng độc đáo

Ngôi đền được trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc của các vị thần, nữ thần và các con thú thần thoại

Ngôi đền nổi bật giữa Singapore hiện đại

3. Đền Yueh Hai Ching Temple (còn gọi là đền Wak Hai Cheng Bio)

– Địa chỉ: 30B phố Philip, Singapore

– Giờ mở cửa: 8h – 16h

– Vào cửa tự do

Đền Wak Hai Cheng Bio được xây dựng với mục đích cầu mong sóng biển bình yên. Khi đặt chân đến nơi đây, du khách sẽ có cảm giác rất thanh bình. Ngôi đền gây ấn tượng với những cây hương khổng lồ và những làn khói bay nghi ngút.

Với tổng diện tích sàn là 1.440 mét vuông, Đền Yueh Hai Ching được chia thành hai ngôi đền, mỗi ngôi đền có lối vào riêng. Ngôi đền bên phải dành riêng cho Xuan Tian Shang Di, Huyền Thiên Thương Di là một vị thần được Đạo gia tôn thờ, rất được tôn trọng và tôn thờ trong thế kỷ 19. Ngôi đền bên trái thờ Tian Hou Sheng Mu, còn được gọi là Ma Zu – nữ thần hướng dẫn các con tàu đến nơi an toàn khi gặp nguy hiểm.

 

Wak Hai Cheng Bio Temple

Những cây hương khổng lồ ở đền Wak Hai Cheng Bio

Ngôi đền được xây dựng để các thủy thủ đi thuyền giữa Singapore và Trung Quốc trong thế kỷ 19 có thể cầu nguyện và biết ơn về chuyến hành trình an toàn của họ. Điều này được phản ánh trong tên của ngôi đền, được dịch là “Ngôi đền của Biển bình an do người Quảng Đông xây dựng”. Phố Philip đã từng ở gần biển, vì vậy các thủy thủ có thể đến đền thờ ngay sau khi cập cảng.

Hình ảnh thời xưa của ngôi đền Wak Hai Cheng Bio

4. Chùa Thiên Hậu Thian Hock Keng

– Địa chỉ: 158 đường Telok Ayer, Chinatown Singapore

– Giờ mở cửa: 7h30 – 17h30 

– Vào cửa tự do

Ngôi đền này được xây dựng vào năm 1839, là một trong những ngôi chùa của người Phúc Kiến lâu đời nhất và được tôn sùng nhất ở Singapore. Mazu, vị thần chính của Thian Hock Keng là pháp sư Hokkien Lin Mo Niang sống từ năm 960 – 987 SCN ​​trong triều đại nhà Tống. Bà có năng lực dự đoán thời tiết và bão và đã cứu sống nhiều người đi biển. Sau khi mất, bà được tôn làm nữ thần biển Mazu của Trung Quốc. Các cộng đồng người Hokkien ở Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Singapore, v.v … tôn thờ Mazu – cảm ơn và cầu mong nữ thần phù hộ cho những chuyến đi an toàn.

    

Đền Thian Hock Keng

Ghé thăm ngôi đền, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng các nét kiến trúc nổi bật của phong cách truyền thống miền Nam Trung Quốc với kỹ thuật điêu khắc, chạm trổ tinh tế và tỉ mỉ. Thêm một điều đặc biệt nữa là ngôi chùa được xây dựng mà không cần tới một cái đinh nào.

 

Sân chính của đền Thian Hock Keng

Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến ​​trúc chùa chiền thường thấy ở Phúc Kiến. Các lối vào bên được trang trí bằng gạch màu có hình chim công, hoa hồng và họa tiết chữ vạn của Phật giáo tượng trưng cho sự may mắn, vĩnh cửu và bất tử. Canh giữ cửa là những vệ binh truyền thống của đền thờ Đạo giáo – Sư tử đá và Thần cửa

Cổng vào đền Thian Hock Ken

Lối vào dẫn thẳng vào sân chính, tiếp đến là đền thờ Mazu. Ở hai bên của ngôi đền là các ngôi chùa có chân đế hình bát giác. Bên trái là điện thờ Khổng Tử, bên phải là nơi đặt các bài vị tổ tiên của những người nhập cư Hokkien đã thành lập ngôi đền. Phía sau điện thờ chính là một sân trong khác, nơi có bàn thờ nhỏ hơn dành riêng cho Kuan Yin. Ở hai bên của ngôi đền là lối đi dẫn đến khu của các nhà sư.

Bàn thờ đền Mazu

Chung Wen Pagoda bên trong sân đền Thian Hock Keng

Hình ảnh cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20 của Thian Hock Keng

5. Đền thờ Hồi giáo Masjid Jamae

Còn được người dân địa phương gọi là Chulia Palli (Đền thờ Hồi giáo Chulia), địa điểm tôn giáo lâu đời này do người Hồi giáo Tamil dựng lên từ Coromandel Coast trong khoảng thời gian từ 1830 đến 1835. Kiến trúc của ngôi đền này khởi nguồn từ thế kỷ 19, và đan xen các yếu tố lấy từ phong cách tân cổ điển và truyền thống Nam Ấn.

 

Đền thờ hồi giáo Masjid Jamae

6. Bảo tàng & Chùa Răng Phật (Buddha Tooth Relic Temple & Museum)

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra kiến trúc khác biệt lấy cảm hứng từ thời nhà Đường khi bạn đi qua Bridge Road. Vừa là bảo tàng vừa là nơi thờ phụng, du khách có thể tự do khám phá nơi lưu trữ các di tích và hiện vật văn hóa của ngôi chùa này.

Chúng tôi khuyên bạn nên xả hơi một chút tại khu vườn trên sân thượng yên tĩnh của ngôi chùa, với tháp chùa và kinh luân vô cùng đặc sắc.

Buddha Tooth Relic Temple & Museum

III. Thưởng thức những món ăn hấp dẫn nhất khu phố ẩm thực Chinatown

Đến với Phố ẩm thực Chinatown, bạn hãy thưởng thức thật nhiều món ăn ngon địa phương ở đây nhé, dưới đây sẽ là gợi ý một số món ăn mà bạn nên thử ít nhất 1 lần khi đến Singapore.

Phố ẩm thực tại ChinaTown, Singapore

1. Vịt quay Tiong Bahru Meng Kee

Đây không hẳn là món thịt nướng nổi tiếng nhất tại chợ Tiong Bahru, nhưng mùi xá xíu dịu ngọt cùng với lớp da nóng giòn sẽ hạ gục tất cả thực khách. Một dĩa vịt quay sẽ được “chén” sạch sau vài phút, đây là điều khẳng định sức hút khó tả của món ăn này.

    

Vịt quay Tiong Bahru Meng Kee

2. Cháo ếch Geylang Lor 9

Đây là gian hàng thu hút giới truyền thông nhất, vì món cháo ếch Geylang nổi tiếng là niềm tự hào trong văn hóa ẩm thực Singapore. Một phần ăn gồm cháo trắng dùng kèm với sốt ếch (ếch kung pao), cháo trắng đặc theo phong cách Quảng Đông và chân ếch nấu chung với nước sốt kung pao cay cay, mằn mặn.

Cháo ếch Geylang Lor

3. Mì vịt quay phá lấu

Mì vịt quay phá lấu tại khu phố Chinatown Singapore là ngon hết nấc nhé. Vì đây là khu phố của người Hoa nên những món như vịt quay hay phá lấu rất phổ biến. Nếu chưa ăn thử món này thì kể như là chưa đến Chinatown đâu đấy.

Mì vịt quay phá lấu

4. Hủ tiếu xào cay Char Kway Teow

Vị cay nồng của món này rất phù hợp để thưởng thức trong những ngày mưa. Hủ tiếu xào cay được làm từ sợi mì gạo cán mỏng. Sợi mì được xào lên rồi rưới nước sốt trắng hoặc sẫm màu. Thêm một chút belacan – mắm tôm, nước sốt me, lá thơm Trung Quốc, lạp xưởng, sò và rau thơm. Khi thoạt nhìn bạn sẽ thấy giống hủ tiếu Việt nhưng khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được hương vị lạ lạ lắm nha.

Hủ tiếu xào cay Char Kway Teow

5. Mì Phúc Kiến Chinatown Cheng Kee

Cuối danh sách ăn gì ở Chinatown Singapore là món ăn dân dã mì Phúc Kiến. Thưởng thức món này để bổ sung năng lượng nhưng cũng rất vừa túi tiền thì còn gì bằng ha! Sợi mì được hầm rất kỹ trong nước luộc tôm để có mùi vị đặc trưng, sau đó được xào với tỏi, trứng, nước tương, mì sợi vàng, miến, giá, tôm và mực ống.  Thưởng thức xong, chắc chắn bạn sẽ nhớ và còn thèm khi đến đây đấy.

Mì Phúc Kiến Singapore

Với cẩm nang du lịch tại Chinatown Singapore từ A – Z, STEi Việt Nam mong rằng đã mang đến cho bạn những thông tin và kinh nghiệm bổ ích nhất, có thể giúp bạn lên lịch trình khám phá khu Chinatown Singapore một cách trọn vẹn nhất.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Xem thêm:

Du học Singapore ngành Nhà hàng Khách sạn

Du học Singapore ngành Khách sạn nâng cao

Du học Singapore ngành Logistics 

Du học Singapore ngành Logistics nâng cao 

Du học Singapore ngành Quản trị Kinh doanh

Du học Singapore ngành Quản trị Kinh doanh nâng cao 

Du học Singapore ngành Kinh doanh Khách sạn 

Du học Singapore ngành Kinh doanh Logistics