Giới thiệu / Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
Michael Chen
CHỦ TỊCH
Đại tá Chen đã hoàn thành 33 năm phục vụ trong Hải quân Singapore. Ông đã có bằng Cử nhân Danh dự tại Đại học Quốc gia Singapore và được cấp bằng Thạc sĩ Nghiên cứu Chiến lược của Đại học La Trobe, Melbourne.
Ông đã tham dự các khóa học quản lý khác nhau do Trường Chính phủ Kennedy, Harvard và Đại học Quốc gia Singapore thực hiện.
Là Cố vấn cho Ngân hàng Phát triển Châu Á, Tổ chức Hàng hải Quốc tế và Tổ chức Lao động Quốc tế, Chủ tịch Chen đã đào tạo và cố vấn tại Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Bangladesh và Pakistan.
Francis Wee
UỶ VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Đại uý Francis Wee tốt nghiệp khoa Nghiên cứu Hàng Hải, Đại học Bách Khoa Singapore. Ông đạt chứng chỉ COC1, Singapore vào năm 1979. Đại úy Wee là một Sĩ quan Boong vận hành dày dặn kinh nghiệm và là bậc thầy về tàu buôn. Ông từng làm việc trên rất nhiều loại tàu thủy NOL bao gồm tàu container, tàu cuộn, tàu chở sản phẩm, tàu chở dầu thô và tàu chở hàng tổng hợp. Ông rời khỏi NOL vào năm 1981 sau khi giữ chức Thuyền trưởng tàu chở hàng MV Neptune Emerald. Sau khi rời NOL, ông gia nhập Phòng Hàng hải, Cục Hàng hải Singapore với vị trí Kiểm soát viên hàng hải. Sau đó, ông được thăng chức lên làm Trợ lý Giám đốc (Hàng hải) trong nhiệm kỳ công tác tại Cục Hàng hải.
Tại Cục Hàng hải, ông giám sát việc kiểm tra sĩ quan boong tàu biển, điều tra các vụ tai nạn hàng hóa, vi phạm điều khoản an toàn, cũng như điều phối các vụ tìm kiếm và giải cứu hàng hải. Đại úy Wee từng là trưởng phái đoàn Singapore trong việc xem xét lại Nghị định STCW 78. Ông đã đại diện Singapore trong rất nhiều các cuộc họp của Tổ chức Hàng Hải Quốc Tế (IMO), tham gia vào toàn bộ quá trình xem xét sửa đổi từ đầu đến khi hội nghị cuối cùng kết thúc vào năm 1995. Sau khi thành lập Cơ quan Hàng hải và Cảng biển Singapore vào tháng 2 năm 1996, Đại úy Wee được bổ nhiệm vào Văn Phòng Quốc tế, Bộ phận Chính sách với vai trò là Trợ lý Giám đốc. Tại Ban Chính sách, Đại úy Wee phụ trách các vấn đề kỹ thuật của vận tải biển trong giao dịch với các tổ chức quốc tế / khu vực như IMO, ASEAN, APEC về các vấn đề đào tạo hàng hải, an toàn hàng hải và các công ước IMO. Ông cũng chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề của UNCLOS về an toàn hàng hải.
Tháng 8 năm 1997, được bổ nhiệm làm đồng Trợ lý Giám đốc cấp cao (Hàng hải), Bộ phận Vận tải biển. Đại uý Wee đứng đầu Bộ phận Hàng hải giúp Giám đốc Hàng hải trong việc lập kế hoạch, tổ chức và thực thi các hoạt động của Bộ phận Hàng hải. Ngoài Trợ lý Giám đốc cấp cao, Đại úy Wee còn là Tổng Giám sát cho Tổ chức Master and Mates và là Trưởng đơn vị Điều tra hàng hải. Vào tháng 1 năm 2001, Đại úy Wee được bổ nhiệm vào Ban Huấn luyện với tư cách là Phó Giám đốc. Đại uý Wee được giao nhiệm vụ thành lập Trung tâm Mô phỏng Tích hợp (ISC) đặt tại Đại học Bách khoa Singapore với tư cách là Giám đốc dự án. Đại úy Wee nghỉ hưu và rời khỏi Cơ quan Hàng hải và Cảng biển vào ngày 17 tháng 2 năm 2008. Ông hiện là Cố vấn cấp cao của Tổ chức Hàng hải Quốc tế Wavelink, lực lượng đào tạo của Học viện Wavelink.
John Young
UỶ VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ông John C. H Young với nhiều kinh nghiệm quản lý cấp cao trong ngành khách sạn và tốt nghiệp Đại học Cornell, Hoa Kỳ. Ông đã có tổng cộng 25 năm làm việc cho Tập đoàn Khách sạn Shangri-la.
Là người Singapore đầu tiên làm Quản lý Lưu trú của một khách sạn quốc tế lớn, ông Young đã phát triển sự nghiệp với 15 năm kinh nghiệm tại Văn phòng Doanh nghiệp Công ty Quản lý Khách sạn Quốc tế Shangri-la tại Hồng Kông. Tại đây ông đã giữ các chức vụ quan trọng trong công ty khu vực trực thuộc cùng với 8 năm giữ chức Phó Chủ tịch khu vực.
Năm 2000, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành trong Tập đoàn Shangri-la Châu Á – một công ty cổ phần ở Hồng Kông, chủ sở hữu của hệ thống Khách sạn Shangri-la và là công ty mẹ của công ty quản lý.
Mark Radford
UỶ VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Tiến sĩ Radford có nhiều kinh nghiệm tư vấn và lãnh đạo trong cả lĩnh vực học thuật và thương mại, đồng thời giữ vai trò chủ chốt tại nhiều công ty lớn. Gần đây nhất, Tiến sĩ Radford là Tổng giám đốc kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn Symbiosisn – một công ty đầu tư, quản lý và phát triển Khoa học – Đời sống.
Trước đó, Tiến sĩ Radford là Giáo sư Khoa học Hành vi tại Đại học Hokkaido (Nhật Bản).
Tiến sĩ Radford cũng đã từng là Giám đốc Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của một công ty tư vấn quốc tế có trụ sở tại Singapore, cung cấp dịch vụ tư vấn cho các công ty trong danh sách Fortune 500 trên khắp thế giới.
Tiến sĩ Radford nhận bằng Tiến sĩ từ Đại học Flinders của Nam Úc và bằng Tiến sĩ Y khoa từ Trường Y Đại học Nagasaki, Nhật Bản. Ông đồng thời là thành viên của cả Học viện Giám đốc Công ty của Úc và Học viện Quản lý của Úc.
Toh Ser Khoon
UỶ VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ông Toh Ser Khoon hiện là Phó Giám đốc Trường Kỹ thuật Điện và Điện tử và Trung tâm Phát triển Tổ chức, cả 2 đều thuộc Trường Bách khoa Singapore (SP).
Ông Toh đã được Tổng thống Singapore trao tặng Huân chương đồng của Tổ chức Hành chính Công vào ngày Quốc khánh năm 2008 nhờ những đóng góp và phục vụ giáo dục công của ông. Ông Toh đã nhận được Học bổng Koh Boon Hwee (Đại học Công nghệ Nanyang) – Chứng nhận danh dự từ Tổng thống Singapore vào tháng 7 năm 2010, ghi nhận tầm ảnh hưởng của ông trong việc truyền cảm hứng trong giảng dạy cũng như những nỗ lực bền bỉ trong việc hỗ trợ gắn kết giữa các sinh viên.
Gần đây, ông được trao tặng Bằng Ghi nhận PS 21 về những đóng góp của ông với tư cách là nhà hoạt động xuất sắc trong việc dẫn dắt và thúc đẩy phong trào ExCEL trong tổ chức của mình, thông qua nhiều sáng kiến phát triển tổ chức trên cương vị Phó Giám đốc của Trung tâm Phát triển Tổ chức. Ngoài vai trò chính trong giảng dạy và quản lý, ông cũng đồng thời là Phó Giám đốc Trường Kỹ thuật Điện và Điện tử (EEE).
Ông Toh bắt đầu sự nghiệp giảng dạy cao học từ năm 1991. Đến nay, giảng dạy vẫn luôn là đam mê cũng như trách nhiệm tiên quyết mà ông cảm thấy mình có sứ mệnh phải thực hiện. Sự nghiệp giảng dạy và sở thích nghiên cứu của ông trong những năm gần đây là về lĩnh vực Điện tử học Hàng không, Robot hóa tự động và Điện tử học Công nghiệp.